Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Có hay không có Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ).
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt


Thành ngữ Việt nam có câu:” chó sủa chó không cắn” điều nầy có thể đúng với loài chó. Nhưng nếu ứng dụng vào tập đoàn lãnh đạo Trung Cộng chưa chắc đã đúng. Vì chúng vừa sủa lại vừa cắn ngư dân chúng ta trên Biển Đông, cướp đất dành biển của tổ tiên ta để lại. Đã thế chúng lại cải chầy cải cối vẽ lại hải đồ hợp thức hoá những gì chiếm được. Lý do thứ 2, Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục rêu rao chúng sẽ thành lập Vùng Nhận Diện Phòng Không (Air Defense Indentification Zone) trên Biển Đông.

Qua những thông tin có được, Trung Cộng đã có kế hoạch cho việc thành lập ADIZ trên Biển Đông kể từ 2010. Tuy nhiên chưa công bố và hiện đang chờ đợi thời điểm thuận tiện sẽ đưa ra. Kế hoạch ADIZ có trong sơ đồ bao gồm chu vi thuộc khu vực Đông Sa, Trường Sa và Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về chủ quyền Việt Nam. Trước đây vào năm 2013, mặc dầu gặp sự chống đối gay gắt của cộng đồng thế giới nhưng Trung Cộng vẫn thiết lập ADIZ thuộc vùng tranh chấp với Nhật Bản. Trên lý thuyết lẫn thực tế, Trung Cộng không bao giờ ngoại trừ khả năng một ADIZ sẽ thành hình tại Biển Đông. Để chuẩn bị cho mục tiêu nầy họ đã thiết lập bốn đường băng chạy dài 3 nghìn mét, với những Hangar (nhà chứa máy bay) có khả năng chứa đựng trên hàng chục máy bay, chưa kể trung tâm truyền tin, tiếp liệu và triển khai các đảo chung quanh những dàn hoả tiễn không-đối-không, cũng như tên lửa chống tàu ngầm hiệu quả 250 dặm. Ngoài ra, vệ tinh còn chụp được máy bay loại KJ-500 và KQ-200 chống tàu ngầm. Tất cả các khí cụ trên không ngoài mục đích hỗ trợ cho một ADIZ trên Biển Đông. Với mục đích vạch lại và chiếm đoạt vùng biển, nâng cao lợi ích và đánh dấu chủ quyền quốc gia.

Kể từ tháng 12 năm 2019 khi Mã Lai tuyên bố hồ sơ thềm lục địa mở rộng lên Uỷ Ban Ranh giới Liên Hiệp Quốc (CLCS), các quốc gia Mã Lai, Phi, Indonesia, Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nhau lên tiếng chống lại vùng hải lãnh mà Trung Cộng tuyên bố thuộc về họ. Đặc biệt những quốc gia trên đã sử dụng phán quyết ngày 12/7/2016 của toà CPA khi Phi Luật Tân kiện Trung Cộng, chiếu theo phụ lục VII UNCLOS, chống lại những gì Bắc Kinh đưa ra. Sự liên kết của những quốc gia trên đều có lợi ích chung trên biển Hoa Đông (Biển Đông). Riêng Hoa Kỳ đây là con đường huyết mạch hay nói một cách khác là đường tơ lụa để Ngũ Giác Đài khống chế vị thế chiến lược trong chính sách của họ đối với Đông Nam Á, kinh qua hiệp ước an ninh họ đã ký với Nhật bản và Đài Loan. Do đó, Mỹ sẽ không thể đứng ngồi nhìn ngắm Bắc Kinh chiếm đoạt không gian và hải lộ trên Biển Đông. Sức mạnh Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế hoặc mai một mỗi khi Trung Cộng hoàn toàn kiểm soát vùng nước và vùng trời trên Biển Đông.

Giả thuyết rằng nếu Bắc Kinh không gặp áp lực quyết liệt nào của Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á, khi ban hành Vùng Nhận diện Phòng không được thành công thì Trung Cộng sẽ uy hiếp và khống chế toàn khu vực, chận đứng đường tiếp liệu trên không cũng như trên biển về mặt chiến lược. Riêng về kinh tế, các nước trên sẽ bị mất hải trình từ 50% đến 85% vùng biển. Như thế việc di chuyển và chuyên chở sẽ bị hạn chế 85%. Tuy nhiên, trong tình trạng hiện nay khi Hoa Kỳ đang áp dụng trừng phạt kinh tế Trung Cộng, một phần do nguyên nhân dấu kín thông tin về CoviD-19, điều làm cho Tổng Thống Trump tức giận gây nguy hại cho cuộc bầu cửa sắp tới. Do đó, Tập Cận Bình sẽ chưa có quyết định tuyên bố thành lập vùng ADIZ trên toàn bộ Biển Đông, tạo cớ để ông Trump áp dụng thêm biện pháp mạnh. Nhưng họ Tập có thể sẽ tuyên bố vùng ADIZ hạn chế từ kinh tuyến 13° chạy ngược về phía Đông Bắc. Như thế Việt Nam chúng ta sẽ trở thành quốc gia duy nhất bị thiệt thòi và chúng ta sẽ chống chọi trong cô đơn, không một quốc gia nào hay Hoa Kỳ vì quyền lợi của chúng ta mà họ lại đối đầu với Trung Cộng.

Thế nhưng giả thuyết trên rất mong manh, vì Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đã xác nhận rằng Trung Cộng đã lên kế hoạch thiết lập Khu vực Nhận dạng Phòng không ở Biển Đông. Cũng theo nguồn tin từ Bộ Quốc Phòng của Trung Cộng kế hoạch ADIZ đã được triển khai năm 2010, và Bắc Kinh đã gần như xác nhận với phái đoàn Nhật Bản đến thăm Bắc Kinh trước đây. Ngược dòng quá khứ, trước đây Việt Nam Cộng Hoà (miền Nam) cũng đã thành lập ADIZ và Phi Luật Tân. Nhưng Phi không hoạt động và miền Nam Việt Nam đã khai tử 45 năm qua. Đến nay khi ADIZ của Trung Quốc thành hình, họ tự đặt ra những quy định có lợi cho mình, mặc dầu yêu sách ấy sẽ không phù hợp quy luật Biển Đông, nhưng sức mạnh nào có thể chế ngự được những điều lệ vô lý của Bắc Kinh đưa ra. Ngoại trừ Mỹ? Nhất là hàng trăm chuyến bay dân sự của nhiều quốc gia mỗi ngày, chưa kể các chuyến bay quân đội. Đặc biệt hơn nữa các chuyến bay nội địa của Việt Nam, Phi và Mã Lai sẽ bị trở ngại khi bay qua vùng ADIZ do Trung Cộng đưa ra.

Như thế việc Trung Quốc đưa ra vùng ADIZ chỉ còn là vấn đề thời gian qua những gì Trung Cộng dự trù. Và hậu quả họ sẽ gặp những phản ứng gì? Trước hết là Hoa Kỳ, qua lời tuyên bố của tướng 4 sao Charles Brown, Jr. Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương cho biết việc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông của Trung Cộng đi ngược lại trật tự quốc tế dựa trên luật hàng hải và hàng không, trực tiếp cản trở sự lưu hành trên toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của máy bay và tàu thuỷ, hiện đang được phép hoạt động của nhiều quốc gia theo tinh thần luật quốc tế cho phép. Điều tệ hại và bi thảm hơn nữa, Bắc Kinh đã lợi dụng đại dịch CoviD-19 tăng cường các hoạt động tranh thủ cơ hội cưỡng ép các nước láng giềng, thao túng chính sách hàng hải phi pháp. Do đó, tướng Brown khẳng định: “Mỹ cam kết ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đưa máy bay, tàu bè hoạt động bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Đồng thời quyết tâm giải quyết một cách hoà bình về các tranh chấp trong khu vực. Hơn nữa một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có ảnh hưởng liên quan trực tiếp đến tự do hàng hải và hàng không, sẽ mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia trong khu vực. Do đó, chúng ta cần liên hiệp để giải quyết những tranh chấp mang lại công bằng cho mọi quốc gia”.

Từ những cộng- trừ trên cho ta mẫu số Trung Cộng hình thành vùng ADIZ trên Biển Đông là có thật và một ngày nào đó sẽ thành sự thật. Tuy nhiên, dựa vào những tuyên bố của tướng Charles Brown chúng ta có thể tin rằng Hoa Kỳ sẽ là quốc gia chống lại quyết định trên của Trung Cộng, nhưng ở trên một mức độ nào đó còn là ẩn số x. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ chống lại họ sẽ vận động kéo theo những quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Phi, Mã Lai, Đài Loan và cả Việt Nam đứng cùng chuyến tuyến. Vẫn biết thế, nhưng khi vùng ADIZ thành hình cho dù ở mức độ giới hạn, Việt Nam vẫn là quốc gia bị mất mát và thiệt thòi nhiều nhất. Do đó, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc erga momnes trong qúa trình tố tụng trước Toà án Công lý Quốc tế để đối phó với các vi phạm từ phía Trung Cộng gây nên. Hơn nữa, với sự tham gia của Mỹ và các nước lân cận trong khối Á châu, nếu được. Toà án Công lý Quốc tế sẽ căn cứ vào điều 53 Công Ứớc Vienne vào năm 1969 tuyên bố vùng Nhận dạng Hàng không (ADIZ) của Trung Cộng đưa ra là vi phạm vào phán quyết PCA 12/7/2016 và UNCLOS 1982.

Qua các yếu tố trên, cùng nhìn lại tham vọng xâm lăng của Hán tặc kể từ ngày Đức Quốc Tổ dựng nước cho đến nay, chúng ta rút tỉa kinh nghiệm rằng muốn giữ nước điều quan trọng trước tiên là áp dụng binh pháp Tôn Tử: “tiên hạ thủ vi cường” thay vì “ hậu thủ vi tai ương”, đồng nghĩa với “đắp đê trước khi lũ đến, không để lũ đến rồi mới đắp đê ” . Đây chính là cẩm nang còn là định lý bất di./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Bản chất và hiện tượng của lãnh đạo Bắc Kinh (22-06-2020)
    Trung Quốc trên chặng đường phải đến. (17-05-2020)
    Mẹ ơi! Cho con dĩa cá chuồn. (13-05-2020)
    Rising concerns over recent escalations in the East Sea (South China Sea) (24-04-2020)
    Bạo lực không thể khuất phục lòng dân. (10-03-2020)
    Xã Hội Biến Thoái Khi Đạo Đức Suy Đồi (24-01-2020)
    Cơ hội và thách thức trong vai trò Chủ tịch ASEAN  (29-12-2019)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của Trung Cộng tại Biển Đông (28-11-2019)
    Cho dù hy sinh tất cả cũng không thể mất Bãi Tư Chính (08-09-2019)
    Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh (02-08-2019)
    Triển khai nhân tố để tồn tại (07-07-2019)
    Chuyển động quân sự của Hoa Kỳ tại Trung Đông (11-06-2019)
    Những trở lực trong kế hoạch huỷ bỏ Joint Comprehence Plan of Action (09-05-2019)
    Bàn tay mới, trong kỷ nguyên mới (04-04-2019)
    Tiêu Cực Lẫn Tích Cực Trong Thượng Đỉnh Hà Nội. (13-03-2019)
    Thượng Đỉnh Hoa Kỳ và Bắc Hàn (22-02-2019)
    Syria: đàng sau mộng và thật (19-02-2019)
    Vai trò của Mỹ tại Trung Đông trước thách thức Saudi (12-11-2018)
    Trung Đông Trong Cơn Bảo Lửa (13-10-2018)
    Lời chia tay sau cùng với Nghị Sĩ McCain. (05-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741956.